SỐNG VÀ CHẾT

Letters from Fontainhas: Three Films by Pedro Costa

l_p0014263996

Trong thời đại của political correctness thì việc đá sang chính trị trong khi bình phim đã trở thành một mốt thời thượng thay vì nói về giá trị bản thân tác phẩm.

Khó lòng một bộ phim về dục tính không bị đưa lên giàn hoả thiêu bởi một tập đoàn các nhà nữ quyền, rằng một gã đàn ông trung niên dị tính thì biết quái gì về tình dục của hai cô gái đồng tính. Khó lòng để một đạo diễn da trắng làm phim về một nước da màu mà không bị chỉ trích về góc nhìn phiến diện. Nhưng chúng ta đã quên mất rằng điện ảnh là chủ quan, dù góc nhìn chủ quan đó thuộc đạo diễn hay nhân vật.

Không phải đạo diễn nào cũng có đủ gan (và cả sự xa xỉ) của việc dám đi ngược dòng, và hậu quả tất yếu là giờ người ta chỉ dám làm những bộ phim về đời mình, tự sự, góc nhìn thân thuộc, của sự an toàn. Một gã da trắng phương Tây làm phim về Kenya có thể không phải sự thật, nhưng một gã Swahili làm phim về Kenya cũng không phải toàn bộ sự thật. Phim của hai gã gộp lại, may ra, mới đạt đến điểm gần nhất của sự thật. Dù sự thật ấy có méo mó hay dị dạng đến mức như nào đi nữa.

Continue reading “Letters from Fontainhas: Three Films by Pedro Costa”

No Country For Objectively Good Film

teorema6 Kopie
Tôi nhớ lại cuộc nói chuyện với một cậu em cách đây gần bốn năm. “Anh có nhớ ra bộ phim nghệ thuật nào không có phát triển nhân vật không?”
Khi ấy tôi đã trả lời cậu ấy rằng:
“Để trả lời cho câu hỏi trên thì chắc phải cần kha khá thời gian vì có quá nhiều phim chẳng dựa theo nhân vật (character-driven) hoặc dựa theo cốt truyện (plot-driven). Cái này chúng ta phải hiểu sâu hơn về điện ảnh vì phim ảnh đại chúng đã gieo vào đầu người xem một định kiến có sẵn về điện ảnh, rằng nó phải là xoay quanh cốt truyện hay nhân vật nên mới có chuyện cãi nhau, bình luận xem phim này có làm tốt phần nội dung hay phát triển nhân vật hay không. Nếu không tức là phim dở. 

Nói một cách nôm na thì những phim đặc biệt mà em nhắc đến ấy có phát triển nhân vật và có nội dung, nhưng nó theo kiểu rất “khác thường”, nên ta không áp những quy chuẩn bình thường vào được. Nói là có “phát triển nhân vật” hay không thì rất rộng, phải nói là có “phát triển nhân vật theo mô hình cấu trúc của Hollywood” không? Vì thực ra, nếu một phim hay, thì có nhân vật, sẽ tự khắc có phát triển nhân vật, nhưng trong những trường hợp này phim không đi sâu vào nói hay phác họa nhân vật hay giúp ta đồng cảm hay hiểu nhân vật. Nhân vật chỉ là một phần của cảnh quan phim (filmscape). Nhân vật ở đây là một phần không tách rời của filmscape – nếu tách rời ra thì vô nghĩa, thế nên không dùng từ “phát triển nhân vật” trong những trường hợp này.

 

Continue reading “No Country For Objectively Good Film”

Majorca và Chopin

_dsc3103_w

Tựa tay vào lan can bụi bặm nằm ngoài vườn phòng tu số bốn trong đan viện của dòng tu Carthusian ở làng Valldemossa, tôi phóng mắt ra thung lũng gắt nắng. Nhiệt độ không cao lắm nhưng dưới cái nắng như đổ lửa, tôi cảm tưởng nếu không có nhà, không có cây, con người chỉ như những lũ kiến, oằn mình dưới lòng thương của một thế lực cao hơn. Giống như cuốn sách mô tả màu đỏ mà không dùng từ đỏ, Valldemossa khiến tôi chợt nhớ đến sa mạc dù nơi này không hề có cát.
Tôi nhớ đến Satzky trong Kara-Bugaz của Paustovsky và nỗi căm ghét sa mạc đến ám ảnh, sâu sắc, không một chút thương hại. Chỉ có con người mới có thể căm thù đến như vậy. Ông làm việc lâu năm ở miền Trung Á và là một trong những người đầu tiên khảo sát vịnh Kara-Bugaz. Satzky gọi sa mạc là cái nhọt và khối u ác đang gặm dần mặt đất, là sự tàn độc không tài nào hiểu nổi của thiên nhiên. Chỉ có điều, thời đấy Trung Quốc chưa hoàn thành xong Vạn Lý Trường Thành Xanh để chống lại quá trình hoang mạc hoá.

Continue reading “Majorca và Chopin”

Parajanov

parajanov-bars

Số mệnh của phần nhiều những nghệ sĩ vĩ đại thực thụ ngày xưa thường là kết thúc bi thảm. Điều đó làm những người trẻ như tôi và bạn, những người luôn dõi theo hình bóng họ, muốn trở thành một cái gì đó vượt lên trên sự tầm thường trở nên nản lòng. Vì chúng ta biết bản thân mình, sinh ra và lớn lên trong sung sướng, hư hỏng vì công nghệ, đang phải lo lắng những thứ tiểu tiết, mải chạy theo những giá trị vô hồn và nhão nhoẽt – sẽ không bao giờ có thể trở thành vĩ đại như họ.

Sergei Parajanov.

Jean-Luc Godard cảm thán, “Trong đền thờ điện ảnh có ánh sáng, hình ảnh và hiện thực. Chủ của ngôi đền ấy là Parajanov.”
Michelangelo Antonioni ca ngợi Parajanov là đạo diễn xuất sắc nhất trong lịch sử.
Mikhail Vartanov thì, “Sau Griffith và Eisenstein, điện ảnh thế giới không thực sự có phát hiện nào mang tính cách mạng cho đến khi The Color of Pomegranates của Parajanov ra đời.”

Continue reading “Parajanov”

My favorite films since 2000

15_lynch_theredlist.jpg

Nói một cách thẳng thắn, chấm điểm (thang 10 hay thang 5) cho phim với tôi là một việc vô nghĩa. Cho dù là imdb, rottentomatoes, Metacritics, mubi, letterbox… Vì một bộ phim tôi cho 10 điểm có thể chẳng mang lại tác động gì cho bạn và ngược lại. Nghệ thuật là chủ quan và nó nên được nhìn nhận như vậy. Chính nhờ sự chủ quan ấy mà điện ảnh mới có thể dùng làm phương tiện nghiên cứu và bộc phá các hiện tượng xã hội.

Đối với tôi, một bộ phim chỉ có thể rơi vào hai thái cực: tôi thấy hay, hoặc không hay. Tôi ít khi thích sự làng nhàng và những thứ lửng lơ ở giữa.

Danh sách này là những phim tôi thấy thích nhất tính từ năm 2000 đến giờ, không xếp theo thứ tự nào. Như thường lệ, mỗi đạo diễn một phim duy nhất.

Continue reading “My favorite films since 2000”

Burning Man – xứ sở Utopia diệu kỳ nơi tận cùng thế giới

Victor-Habchy-18
Ảnh: Victor Habchy

Năm 1516 Sir Thomas Moore viết ra một cuốn sách bằng tiếng Hy Lạp tên Utopia kể về một hòn đảo biệt lập không tưởng ở biển Đại Tây Dương. Trên hòn đảo này tồn tại một xã hội mơ ước, một nơi không có tư hữu và chủ nghĩa tiền bạc, không phân chia giai cấp, giàu, nghèo, ai cũng lao động và ai cũng có cuộc sống hạnh phúc. Tư tưởng cơ bản nổi bật và có tính chất chủ đạo của More thông qua tác phẩm này cho rằng, nguyên nhân sâu xa của mọi tệ nạn xã hội, của áp bức và bất công trong lòng xã hội tư bản là chế độ tư hữu.

Trải qua nhiều năm tháng, định nghĩa Utopia đã biến đổi nhiều, và chúng ta có thêm Dystopia. Trái ngược với Utopia, thế giới Dystopia trong nhũng 1984 của George Orwell, Brave New World (Aldous Huxley), We của Yevgeny Zamyatin… những giá trị về con người, về tự do và luân lý bị đảo lộn để rồi sự suy tàn là một cái kết không thể tránh khỏi. Thế giới của chúng ta hiện giờ liệu có phải dystopia? Có lẽ không nếu xét trên định nghĩa của những từ ngữ vô tri, nhưng tự do trong xã hội hậu hiện đại của loài người cũng chỉ là một ảo ảnh sáng lấp lánh không hơn không kém.

Còn nếu bạn không tin tôi, hãy đến với Burning Man – lễ hội được tổ chức hàng năm ở sa mạc Black Rock (Nevada, Mỹ). Burning Man bắt đầu vào ngày thứ Hai cuối cùng của tháng Tám và kết thúc ngày thứ Hai đầu tiên của tháng Chín, cũng trùng hợp là ngày lễ Lao động Mỹ. Đến đây, bất kể bạn là ai, làm gì, bao nhiêu tuổi, quốc tịch nước nào, màu da, giới tính đều không quan trọng. Đến đây, câu đầu tiên họ nói với bạn, súc tích và rắn rỏi nhưng đầy chân thành: “Chào mừng về nhà.”

Continue reading “Burning Man – xứ sở Utopia diệu kỳ nơi tận cùng thế giới”

BIÊN GIỚI CỦA THEO ANGELOPOLOUS

the-suspended-step-02

Trong “The Suspended Step Of The Stork” có cảnh Alexander nhà làm phim tài liệu đi lên phía Bắc Hy Lạp, nơi tiếp giáp với biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Alexander đứng nhìn cây cầu gỗ hẹp nằm giữa khu rừng mờ sương. Ở chính giữa cầu sơn ba vạch kẻ màu da trời (Hy Lạp), trắng và đỏ (Thổ Nhĩ Kỳ). Xa xa phía bên kia đầu cầu, những tay lính Thổ cầm súng máy chờ đợi lẩn khuất trong sương mù. Bước thêm một bước, Alexander thành kẻ không tổ quốc. Bước thêm hai bước, ông ta thành kẻ đã chết.

Hy Lạp vốn là một nước thuộc bán đảo Balkan, không chỉ về địa lý mà còn cả dòng chảy văn hoá. Những mâu thuẫn hệ tư tưởng những năm chiến tranh Lạnh với âm mưu hòng đẩy Hy Lạp ra xa rời các nước Balkan vốn dưới chủ nghĩa cộng sản, chia rẽ tiềm thức người Hy Lạp để xích gần lại các giá trị phương Tây.

Những đường biên giới được lập nên, hiện diện chủ đạo trong bộ ba phim về biên giới Ulysses’ Gaze, The Suspended Step Of The Stork và Eternity And A Day của đạo diễn Theo Angelopolous. Sinh ra giữa thời loạn lạc của Hy Lạp, phim của Angelopolous phản chiếu rõ sự tổn thương nặng nề của đất nước mình. Một thế giới vụn vỡ của cầu, đường, núi non và biên giới.

Continue reading “BIÊN GIỚI CỦA THEO ANGELOPOLOUS”

Santorini và mùi của sự mục ruỗng

Santorini và mùi của sự mục ruỗng
Tôi chợt nhớ về những ngày trưa đầu hè đi bộ giữa những cầu thang khúc khuỷu quanh Oia, phóng xe lên tu viện Profiti Ilia gần Emporio (điểm cao nhất trên đảo Santorini). Khi dìm chân xuống nước lạnh khẽ rùng mình ở bãi biển Perissa và ngồi sau chiếc xe máy cà tàng của một gã địa phương ở Fira. Liệu có phải tôi sẽ trở thành một linh hồn tự do như những gì mình mường tượng và hằng mong đợi?

Continue reading “Santorini và mùi của sự mục ruỗng”

Mưa, buồn và nơi ẩm ướt nhất thế giới

(Viết ngày 10.09.2014)

 

s_c09_eghala05

Hôm nay tôi ra khỏi nhà lúc bảy giờ mười hai phút sáng. Mỗi tuần chỉ có hai ba ngày tôi phải ra ngoài sớm như vậy vì thật lòng mà nói, tôi không ưa dậy sớm nhất là vào lúc thời tiết ẩm ương đang chuyển từ “hè” mùa sang đông lạnh lẽo. Bất chấp ánh nắng nhẹ tênh và mờ đục như đang chiếu qua khung cửa sổ buông rèm trắng, cái không khí đặc quánh bởi những tàn dư của sương đêm chạm vào từng lỗ chân lông khiến tôi cảm nhận được mùa đông, mùa ẩm ướt đã thực sự đến sát bên mình. Mùa đông thứ bảy của tôi ở nước Đức. Hay tám? Chẳng quan trọng, dù có là năm nào thì mùa đông châu Âu cũng vẫn không hề dễ chịu – nỗi niềm than phiền của những kẻ rửng mỡ sống ở thế giới thứ nhất.

Bầu trời lúc này xám xịt một màu như thể có ai quẹt một đường sơn xám rẻ tiền thẳng băng lên trên đó. Phẳng lì. Không hình khối. Cái thứ màu xám đục vô hồn mà dù ta có nhìn vào nó bao lâu cũng không nghĩ ra nổi một thứ xúc cảm tích cực nào. Nhưng nói chung tôi cũng không có gì để phàn nàn về thời tiết của thành phố này. Chẳng phải quá đặc sắc gì nhưng ít nhất nó không đáng sợ như cái nơi trong bài viết này. Hơn nữa mọi thứ có thể đoán trước, mưa nắng gió chẳng g tùy tiện đột nhiên đến rồi lại đi một cách đáng ghét.

Continue reading “Mưa, buồn và nơi ẩm ướt nhất thế giới”

Phim đặt hàng nhà nước và tư duy phân tích

leni03
Leni Riefenstahl

Cái thứ tính cách con người mà tôi coi trọng nhất đó là tư duy phân tích. Ở thời đại này, người Việt Nam thiếu khả năng biện luận mà đa phần chỉ tiếp nhận thông tin một cách thụ động. Họ chia hai phe cho một vấn đề: chửi và chửi ngược lại bọn chửi. Đa phần những kẻ còn lại, họ sẽ bị dắt mũi bởi một trong hai phe.

Phần nhiều các vấn đề văn hóa, xã hội không bao giờ đơn giản và rành mạch trắng đen như thế. Ta phải phân tích và đánh giá một thông tin đã có theo những góc nhìn khác cho vấn đề đã đặt ra, dưới những ánh sáng khác nhau, dưới bối cảnh và lịch sử nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của nó một cách lý trí, khoa học, không định kiến và đầy đủ logic cũng như dẫn chứng.
Muốn phản biện hay ủng hộ cái gì, trước tiên hãy hiểu rõ nó đi đã.

Vậy nên hôm nay ta thử nói về “phim đặt hàng bởi nhà nước” – vấn đề bị chê bai muôn thuở ở Việt Nam.

Continue reading “Phim đặt hàng nhà nước và tư duy phân tích”

Sách sáng thế của Sebastiao Salgado

Sách sáng thế của Sebastiao Salgado

 

Sách Sáng thế của thiên chúa nói về nguồn gốc của vũ trụ, nhân loại và đặc biệt là dân tộc Israel:

“Lúc khởi đầu, Thiên Chúa sáng tạo trời đất. Đất còn trống rỗng, chưa có hình dạng, bóng tối bao trùm vực thẳm, và thần khí Chúa bay lượn trên mặt nước. Thiên Chúa tạo ra ánh sáng và bóng tối tượng trưng cho ngày và đêm, cái “vòm” mà Ngài tạo ra để phân rẽ khối nước thì gọi là “trời”. Từ khối nước, ngài phân rẽ thành “đất” và “biển”; thực vật có mang hạt giống thì mọc trên khắp mặt đất. Ngày thứ bảy, Thiên Chúa đã hoàn thành công việc Người làm. Khi làm xong mọi công việc của Người, ngày thứ bảy, Thiên Chúa nghỉ ngơi.”

Rồi chúa trời tạo ra loài người để cai quản những công trình sáng tạo của mình mà không ngờ rằng, con người là giống loài sa đọa nhất mình từng tạo ra. Càng đông đảo thì tội lỗi của họ càng chất chồng và sinh sôi khắp mặt đất hủy diệt muôn loài. Để trừng phạt loài người, chúa trời đã ra lệnh cho Noah đóng con tàu Ark để đưa gia đình và các loài thú vật vào đó rồi tạo ra trận Đại Hồng Thủy hủy diệt thế giới, hòng tạo ra một thế giới mới, sạch sẽ và biết điều thiện điều ác.

Continue reading “Sách sáng thế của Sebastiao Salgado”

Đời anh chăn cừu

Đời anh chăn cừu

Có những người chẳng phải nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp qua trường lớp nhưng ảnh của họ mang lại cho tôi những tác động kỳ lạ. Những bước dạo chơi giữa thiên nhiên chẳng đơn thuần chỉ là đi dạo – nó trở thành một bản concerto của giai điệu và hình ảnh.

Tôi vô tình khám phá ra ảnh của Marco vào một buổi chiều cuối hè đầu thu. Ảnh của anh gợi tôi nhớ lại những kỷ niệm đẹp đẽ còn mới qua về nước Ý tuyệt sắc. Nhẹ nhàng nhưng sâu lắng những tấm ảnh đồng quê ngày thường của một gã chăn cừu cứ len lỏi trong tâm can khiến tôi cảm động. Những tấm ảnh hai chiều đã thoát ra khỏi khuôn khổ chật hẹp để trở thành một thực thể sống động: âm thanh buồn của bài Petrichor (Qualia) pha lẫn trong tiếng gió khẽ khàng cào qua tóc, mùi cỏ sực lên ẩm ướt hơi sương, mùi hôi lâu ngày sẽ quen của lũ cừu, ánh nắng le lắt xuyên qua sương mù trên đỉnh núi vắng. Cái dư vị quen thuộc của vùng cao nguyên Tuscany như hiện hữu và ập về trước mắt cùng một lúc khiến tim tôi có đôi chút loạn nhịp. Đẹp, yên bình và tĩnh lặng quá – có lẽ ý nghĩa và vẻ đẹp cuộc sống là đây.

Continue reading “Đời anh chăn cừu”

Paris ở Texas

0

“Anh biết câu chuyện về hai con người này. Họ từng yêu nhau lắm, cô gái thì 17, 18 tuổi gì đấy còn người đàn ông thì già hơn. Hắn ta hơi hoang dại và cục tính – còn cô ấy đẹp lắm, em biết không? Cùng nhau họ biến đời mình thành một cuộc phiêu lưu, ngay từ những việc giản dị như đi bộ mua đồ ăn ở chợ về. Họ cười vì những chuyện ngớ ngẩn hay những câu đùa nhảm nhí. Hắn thích làm cô cười vì những khi đó, họ chẳng quan tâm đến thế giới này như nào nữa, chỉ cần hai người ở bên nhau là quá đủ. Lúc nào họ cũng ở bên nhau. Và hạnh phúc. Đã từng.

Hắn ta yêu cô lắm, hắn không chịu nổi việc phải xa cô một giờ phút nào, vậy nên hắn bỏ việc và chuyển về nhà làm để được gần cô mỗi ngày. Rồi khi tiền hết, hắn lại đi kiếm việc. Rồi lại bỏ. Nhưng rồi cô trở nên lo lắng, hẳn là vì tiền rồi. Tiền không đủ. Chẳng biết bao giờ lương lại đến. Hắn đấu tranh tư tưởng dữ dội lắm, hắn biết mình phải là trụ cột gia đình, nhưng hắn cũng không chịu nổi ý nghĩ phải rời xa cô gái. Mỗi ngày phải rời xa cô, cơn điên trong hắn càng trở nên cuồng loạn. Hắn bắt đầu tưởng tượng ra những việc không có thật, rằng cô đang cặp kè với người khác. Hắn quát hét. Hắn đập đồ. Hắn uống rượu đến say khướt. Hắn giả vờ ở chỗ làm đến đêm muộn để thử cô, nhưng cô không ghen mà chỉ hơi lo cho hắn. Điều ấy càng lắm hắn phát điên, với hắn khi ấy ghen tuông là dấu hiệu của tình yêu hai người.

Nhưng rồi một đêm, cô bảo mình có thai đã được bốn tháng. Cái đêm đã thay đổi hoàn toàn mọi chuyện, cái thai đã thay đổi hoàn toàn mọi chuyện – hắn tu tỉnh, ngừng uống rượu và đi làm đều đặn. Hắn tin tưởng vào tình yêu của cô hơn, vì hắn nghĩ, dù gì cô cũng đang mang trong mình dòng máu của hắn. Hắn tận tụy xây dựng một mái ấm vững chắc cho cả ba. Khi ấy mọi chuyện bắt đầu đảo ngược từ sau khi sinh. Cô trở nên khó chịu với tất cả mọi việc, ngay cả với đứa bé. Hắn cố gắng chiều lòng cô trong mọi vấn đề, đưa cô đi mua sắm, hai vợ chồng đi ăn đi chơi hàng tuần. Hai năm trôi qua, không việc gì có thể làm cô vừa lòng, và mọi chuyện lại quay về vị trí xuất phát điểm. Chỉ có điều lần này hắn biết, mọi chuyện sẽ không thể giải quyết được nữa. Vậy là hắn lại tìm đến rượu. Mỗi khi hắn trở về nhà muộn, cô không ghen tuông hay lo lắng nữa, cô chỉ giận dữ. Cô buộc tội hắn giữ chân cô bằng đứa bé, cô bảo hắn cả ngày cô chỉ nghĩ đến việc trốn chạy. Cô mơ mình trần truồng chạy giữa đường cao tốc, nối tiếp cánh đồng bạc phếch màu nắng, giữa những dòng sông cạn khô. Và mỗi lần đến đoạn đó, tự nhiên hắn đều xuất hiện đúng chỗ và bắt được cô.

Hắn tin lời và buộc chặt chiếc chuông nhỏ vào cổ chân cô, để cô có chạy trốn hắn sẽ phát hiện ra. Nhưng rồi cô nghĩ ra cách nhét nó vào tất để chuông không kêu thành tiếng, lao mình vào màn đêm vô định. Nhưng có một đêm chuông bị tuột ra khỏi tất và hắn tỉnh dậy. Hắn đuổi theo lôi cô về và trói cô lại, về giường nằm mặc cho cô la hét. Mặc cho đứa con trai bé nhỏ đang khóc theo mẹ. Hắn nằm đó, hoảng hốt và ngạc nhiên vì mình không cảm thấy gì. Hắn chỉ muốn ngủ. Lần đầu tiên trong đời, hắn mơ mình được bỏ đi thật xa, lạc lối ở một vùng đất lạ hắn chẳng biết tên, nơi chẳng có tiếng nói hay đường phố. Và khi tỉnh dậy, người hắn nằm trong lửa, ngọn lửa xanh đang thiêu đốt căn nhà và bao trùm chiếc giường nơi hắn nằm. Hắn chạy đi tìm hai người hắn yêu nhất đời, nhưng họ không có ở đó. Chỉ có hắn với cánh tay bỏng cháy, đơn độc và đau đớn. Hắn chạy ra ngoài và lăn người trên nền đất ẩm ướt. Rồi hắn chạy. Chạy cho đến khi mặt trời mọc và kiệt sức. Không ngoái lại ngọn lửa đang bừng cháy một lần nào. Đến khi mặt trời lặn, hắn lại chạy tiếp năm ngày trời, cho đến khi sa mạc phủ kín tầm mắt, không còn một dấu hiệu nào chứng minh sự có mặt của con người trên quả đất này.”

Continue reading “Paris ở Texas”